0962405143

Ăn uống để dưỡng sinh không dùng thảo dược, thuốc

Kỵ và hợp trong chế biến thảo dược, thực phẩm và ăn uống

Thảo dược được dùng trong chế biến thực phẩm hàng ngày rất nhiều, việc hiểu Kỵ và hợp trong chế biến thảo dược, thực phẩm và ăn uống là rất quan trọng để nâng cao sức khỏe và phòng bệnh cho mỗi gia đình.

Khai Tâm Group với sứ mệnh:”Mang sức khỏe và sắc đẹp đến cộng đồng” nay Khai Tâm Group trong tháng 1/2018 sẽ chia sẽ 1 loạt các bài: “Kỵ và hợp trong chế biến thảo dược, thực phẩm và ăn uống” để mọi người hiểu để ăn uống đúng cách, uống trà thảo dược,trà thảo mộc để dưỡng sinh một cách tốt nhất

Kỵ và hợp trong chế biến thảo dược, thực phẩm và ăn uống 01

1. DƯỠNG SINH LÀ GÌ? THẢO DƯỢC TRONG CHẾ BIẾN, ĂN UỐNG CÓ KỴ VÀ HỢP KHÔNG?

Trong Kinh điển Đông y cổ nhất là:” Hoàng Đế Nội Kinh” có nói đến vai trò Dưỡng sinh của một con người là mục tiêu quan trọng nhất. Vậy Dưỡng sinh là gì? Dưỡng sinh còn gọi là nhiếp sinh, đạo sinh, bảo dưỡng – có nghĩa là bảo dưỡng sinh mạng.

Nguyên tắc dưỡng sinh phòng bệnh tật được đề cập tới trong Hoàng Đế Nội Kinh:” Không trị cái đã bệnh mà chỉ lo trị khi chưa bệnh”. “Không trị cái đã bệnh” chính nói thầy thuốc Y học cao minh, không phải đi điều trị bệnh đã phát. “Trị khi chưa bệnh” chính là điều trị trước khi chưa phát bệnh, đó cũng chính là phương pháp phòng bệnh dưỡng sinh.

Về phạm vi dưỡng sinh có nhiều mặt. Nay Khai Tâm trong tháng 1/2017 sẽ chia sẻ nhiều bài viết về thực dưỡng để dưỡng sinh. Trong Y học cổ truyền người xưa quan niệm rằng muốn “sống khỏe” thì phải “ăn tốt”. “Ăn tốt” ở đây không chỉ đơn giản là ăn thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng mà còn phải chú ý đến phương diện phối hợp các loại thực phẩm với nhau sao cho lành mạnh, phù hợp. Cũng như thảo dược trong các thang thuốc đều tuân thủ nguyên tắc:” Quân, thần, tá, sứ”, hơn thế nữa, một số rau, củ quả, ngũ cốc cũng là 1 nhánh của thảo dược. Chính việc ăn uống đúng cách giúp mọi thực phẩm được thu nạp thông qua con đường ăn uống có thể phát huy tối đa hiệu quả dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe thay vì phá hoặc “kỵ” lẫn nhau, gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của mỗi người.

Để dưỡng sinh, đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn, người nấu ăn không nên chủ quan xem nhẹ khâu chọn và phối hợp thực phẩm khi chế biến. Không nên nấu ăn theo thói quen, nấu đại cho xong, mà chúng ta cần tìm hiểu tri thức các thảo dược nói riêng, thực phẩm nói chung để biết cách cân bằng yêu cầu dinh dưỡng và biết loại nào hợp, loại nào kỵ khi chế biến. Từ đó bữa ăn sẽ ngon, bổ và an toàn.

Kỵ và hợp trong chế biến thảo dược, thực phẩm và ăn uống
Miến gà chế biến từ miến dong và nấm hương do Khai Tâm cung cấp

Với góc nhìn thực phẩm như thảo dược như nhóm: ngũ cốc, nấm, rau củ, trái cây, gia vị. Đặc biệt là kỵ và hợp trong chế biến thị và trứng và hải sản.

Bạn đọc đón xem các bài tiếp theo được chia sẻ hàng ngày gồm 66 bài chia làm 6 nhóm:

1. Kỵ và hợp trong chế biến thảo dược dạng ngũ cốc: bồm 5 bài liên quan đến các thảo dược: đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu hủ và bắp ngô.

Kỵ và hợp trong chế biến thảo dược, thực phẩm và ăn uống

Ví dụ: Thảo dược đậu nành (trích sơ lược nội dung trong bài:” Kỵ và hợp của thảo dược đậu nành trong ăn uống”)

* Đạm cao; năng lượng cao; chất béo trung bình; tác dụng làm đẹp da, điều hòa khí huyết, bổ máu, thanh nhiệt, giải độc.

*Hợp và kỵ với ai: Hợp với người có thể trạng yếu, thân nhiệt thấp. Kỵ với ai? Thảo dược đậu nành có thể gây dị ứng với một số người, cần thận trọng, chỉ nên dùng lượng nhỏ khi mới sử dụng lần đầu

* Nên dùng cho người béo phí, phụ nữ thời kỳ mãn kinh, người cao huyết áp, người bị tiểu đường, người già loãng xương, trẻ em còi xương. Không nên dùng đậu nành với người bị lạnh bụng, tiêu chảy, đầy hơi; người bị bệnh thận; người bị bệnh viêm đường tiêu hóa mãn tính; người có mức axit uric cao trong cơ thể, dẫn đến bị bệnh Gout; dĩ nhiên người dị ứng với đậu nành

* Thảo dược đậu nành hợp khi chế biến với cà tím, sườn bò, hoa kim châm, đậu xanh, đậu đỏ, mật ong, nấm mèo đen

* Thảo dược đậu nành kỵ khi chế biến với cải bó xôi, thịt heo, cần tây, tôm và sữa chua.

2. Kỵ và hợp trong chế biến thảo dược dạng nấm và rau củ quả: gồm 24 phân tích thảo dược ở dạng nấm và rau củ quả như nấm hương, hẹ, mướp đắng, cà tím, măng, hoa kim châm….)

 

Kỵ và hợp trong chế biến thảo dược, thực phẩm và ăn uống

Ví dụ: Thảo dược nấm hương (trích sơ lược nội dung trong bài:” Kỵ và hợp của thảo dược nấm hương trong ăn uống”)

* Đạm thấp; năng lượng thấp; chất béo thấp; tác dụng tiêu đờm, chữa ho, tốt cho dạ dày, giảm béo, gia tăng cảm giác thèm ăn

*Hợp với ai: Hợp với người nặng nề, cơ thể ứ trệ, máu lưu thông không đều; người dễ bị vỡ tĩnh mạch và động mạch, cơ thể hình thành những vùng đau nhức, tím bầm, dễ bị tai biến mạch máu não, hay đau nhức. Vì thế nấm hương được khuyên dùng cho người cao huyết áp, mỡ máu cao, hoặc nhiều cholesterol, người nhiễm virut herpes đơn dạng hoặc nhiễm khuẩn CMV

* Kỵ với ai: Không nên dùng nấm hương người có dạ dày yếu, người có axit uric cao – bị Gout, người bị chứng mẩn ngứa ngoài da.

* Thảo dược nấm hương hợp với bông cải/súp lơ, đậu nành, cải thìa

* Thảo dược nấm hương kỵ thịt con lừa.

3. Kỵ và hợp trong chế biến thảo dược dạng trái cây tươi và khô: gồm 10 bài viết phân tích thảo dược dưới dạng trái cây như: quả cam, hạt sen, quả chanh, quả dứa….

Kỵ và hợp trong chế biến thảo dược, thực phẩm và ăn uống
Cam Canh trồng ở Yên Bái
4. Kỵ và hợp trong chế biến thịt và trứng

Kỵ và hợp trong chế biến thảo dược, thực phẩm và ăn uống

5. Kỵ và hợp trong chế biến hải sản

Kỵ và hợp trong chế biến thảo dược, thực phẩm và ăn uống

6. Kỵ và hợp trong chế biến thức uống và gia vị

Kỵ và hợp trong chế biến thảo dược, thực phẩm và ăn uống
Thảo dược thảo quả được làm gia vị

Rất mong bạn đọc sẽ đón đọc những bài viết tiếp theo phân tích từng loại thảo dược dùng trong chế biến thực phẩm để ăn uống hàng ngày để cộng đồng nắm rõ Kỵ và hợp của từng loại thảo dược khi phối hợp với nhau. Đặc biệt từng loại thảo dược trong thực phẩm nên dùng cho ai, không được phép dùng cho ai.

Khai Tâm mong muốn mọi người qua ăn uống có khoa học để dưỡng sinh tốt, chữa bệnh khi nó chưa phát. Dân gian hay nói:” Phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Ngoài đọc thông tin trên website, mọi người có thể liên hệ trực tiếp Lương Y Hoàng Quốc Thanh, cố vấn chuyên môn Y học cổ truyền của Khai Tâm Group  (từ 8 giờ sáng đến 17 giờ) để được tư vấn chi tiết về dưỡng sinh qua ăn uống nói riêng và Y học cổ truyền nói chung qua số: 096 240 5143

Kỵ và hợp trong chế biến thảo dược, thực phẩm và ăn uống

Khai Tâm Group rất mong những chia sẻ kiến thức thảo dược được dùng trong chế biến thực phẩm trong những bài viết tiếp theo sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, và Khai Tâm Group từng bước hoàn thành sứ mệnh:”Mang sức khỏe và sắc đẹp đến cộng đồng”

 

 

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *