0962405143

7 bước đơn giản tự điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả

Bệnh thoái hóa khớp gối là 1 bệnh lý mạn tính do lão hóa, đặc biệt ở phụ nữ lớn tuổi.

Những bệnh nhân ở những nơi xa xôi, xa cơ sở y tế thì bệnh thoái hóa khớp gối gây ra những cơn đau và giảm hiệu quả lao động và giảm chất lượng cuộc sống

Nay Khai Tâm Group giới thiệu mọi người 7 bước đơn giản tự điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả theo phương pháp của Lương y Thanh.

Đặc biệt, Lương Y Thanh cùng với các tình nguyện viên sẽ hướng dẫn miễn phí tại nhà để mọi người nắm vững phương pháp và từ đó tự thực hiện. (Chi tiết mọi người liên hệ Lương Y Thanh: 0909 313 597)

1. Bệnh lý thoái hóa khớp gối là gì?

thoái hóa khớp khối 01

Thoái hoá khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoaị của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương, biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn.

Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% trường hợp thoái hóa khớp gối.

2. Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp gối

Theo nguyên nhân chia 2 loại thoái hóa khớp nguyên phát và thứ phát.

a) Thoái hoá khớp nguyên phát

Là nguyên nhân chính, xuất hiện muộn, thường ở người sau 60 tuổi, có thể ở 1 hoặc nhiều khớp, tiến triển chậm. Ngoài ra có thể có yếu tố di truyền, yếu tố nội tiết và chuyển hoá (mãn kinh, đái tháo đường…) có thể gia tăng tình trạng thoái hóa.

b) Thoái hoá khớp thứ phát

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân có thể do sau các chấn thương khiến trục khớp thay đổi (gãy xương khớp, can lệch…); Các bất thường trục khớp gối bẩm sinh: khớp gối quay ra ngoài (genu valgum); Khớp gối quay vào trong (genu varum); Khớp gối quá duỗi (genu recurvatum…) hoặc sau các tổn thương viêm khác tại khớp gối (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao khớp, viêm mủ, bệnh gút, chảy máu trong khớp – bệnh Hemophilie…

3. CHẨN ĐOÁN

a) Chẩn đoán xác định: Bệnh thường gặp ở nữ, chiếm 80% trường hợp.

Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR (American College of Rheumatology), 1991

– Có gai xương ở rìa khớp (trên X quang)

– Dịch khớp là dịch thoái hoá

– Tuổi trên 38

– Cứng khớp dưới 30 phút

– Có dấu hiệu lục khục khi cử động khớp

Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5

– Các dấu hiệu khác:
+ Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng viêm của màng hoạt dịch.
+ Biến dạng: do xuất hiện các gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.

– Các phương pháp thăm dò hình ảnh chẩn đoán
+ X quang qui ước: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp của Kellgren và Lawrence

Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương
Giai đoạn 2: Mọc gai xương rõ
Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa
Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm xơ xương dưới sụn

+ Siêu âm khớp: đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp, đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp, phát hiện các mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp.
+ Chụp cộng hưởng từ (MRI): phương pháp này có thể quan sát được hình ảnh khớp một cách đầy đủ trong không gian 3 chiều, phát hiện được các tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.
+ Nội soi khớp: phương pháp nội soi khớp quan sát trực tiếp được các tổn thương thoái hoá của sụn khớp ở các mức độ khác nhau (theo Outbright chia 4 độ), qua nội soi khớp kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khớp khác.

– Các xét nghiệm khác:
+ Xét nghiệm máu và sinh hoá: Tốc độ lắng máu bình thường.
+ Dịch khớp: Đếm tế bào dịch khớp <1000 tế bào/ 1mm3.

b) Chẩn đoán phân biệt

Viêm khớp dạng thấp: chẩn đoán phân biệt khi chỉ tổn thương tại khớp gối, đặc biệt khi chỉ biểu hiện một khớp : tình trạng viêm tại khớp và các biểu hiện viêm sinh học rõ (tốc độ máu lắng tăng, CRP tăng…) và có thể có yếu tố dạng thấp dương tính. Thường được chẩn đoán qua nội soi và sinh thiết màng hoạt dịch.

4. TỰ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI BẰNG XOA BÓP BẤM HUYỆT THEO PHÁC ĐỒ GIA TRUYỀN CỦA LƯƠNG Y THANH, KHAI TÂM GROUP

Theo y học cổ truyền, ngoài biện pháp dùng thuốc :”Thấp khớp Khai Tâm Dược” gia truyền của lương y Thanh, vật lý trị liệu, châm cứu thì xoa bóp bấm huyệt cũng là một biện pháp đơn giản và hiệu quả mà mọi người TỰ THỰC HIỆN để điều trị căn bệnh này, có tác dụng giảm đau và phục hồi vận động cho bệnh nhân. Khai Tâm giới thiệu pháp đồ xoa bóp, bấm huyệt của Lương y Thanh để mọi người đọc tham khảo và tự thực hiện tại nhà. Nên làm đều đặn hằng ngày, mỗi ngày 2 lần.

Bước 1: Xát khớp gối

Người bệnh ngồi trên giường cứng, hai chân duỗi thẳng. Hai bàn tay ôm lấy hai bên khớp gối và xát từ trên xuống và ngược lại khoảng 20 lần.

Video: đang cập nhật

Bước 2: Day khớp gối

Ngồi trên giường, chân duỗi thẳng, hai bàn tay úp lên hai xương bánh chè rồi day tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 lần rồi day ngược chiều kim đồng hồ 20 lần.

Bước 3: Miết khớp gối

Ngồi sao cho cẳng chân vuông góc với đùi. Hai ngón cái đặt vào đầu gối (phía trước đầu gối), các ngón còn lại ấp vào khoeo (phía sau đầu gối). Hai ngón cái dùng lực vừa phải miết hướng vào tâm (phía trước đầu gối) sau đó lại miết từ tâm ra phía sau đầu gối dọc theo khe khớp gối. Tiếp tục làm như vậy với chân bên kia, mỗi bên khoảng 20 lần.

Bước 4: Vận động khớp gối

Ngồi, cẳng chân vuông góc với đùi. Hai tay ôm lấy khớp gối co duỗi nhẹ nhàng khoảng 20 lần. Làm lại như vậy với chân bên kia.

Bước 5: Day ấn các huyệt

a. Day ấn huyệt âm lăng tuyền: Dùng hai ngón cái đồng thời day ấn huyệt âm lăng tuyền hai bên chân khoảng 1 phút.

* Vị trí: Ở chỗ lõm làm thành bởi bờ sau trong đầu trên xương chầy với đường ngang qua nơi lồi cao nhất của củ cơ cẳng chân trước xương chầy, ở mặt trong đầu gối. Hoặc dùng ngón tay lần theo bờ trong xương ống chân, đến ngay dưới chỗ lồi xương cao nhất, đó là huyệt.

thoái hóa khớp khối 02

b. Day ấn huyệt huyết hải: Dùng hai ngón cái đồng thời day ấn huyệt huyết hải hai bên chân khoảng 1 phút.

* Vị trí: Mặt trước trong đùi, từ xương bánh chè đầu gối đo lên 2 thốn, huyệt nằm trong khe lõm giữa cơ may và cơ rộng trong, ấn vào có cảm giác ê tức. Hoặc ngồi đối diện với bệnh nhân, bàn tay phải của thầy thuốc, đặt trên xương bánh chè bên trái của bệnh nhân, 4 ngón tay áp tại đầu gối, ngón cái ở phía trên đùi, chỗ đầu ngón cái là huyệt.

thoái hóa khớp khối 03

c. Day ấn huyệt túc tam lý: Dùng hai ngón cái đồng thời day ấn huyệt túc tam lý hai bên chân khoảng 1 phút.

* Vị trí:

Dưới mắt gối ngoài 3 thốn, phía ngoài xương mác khoảng 1 khoát ngón tay, nơi cơ cẳng chân trước, khe giữa xương chầy và xương mác.

Hoặc úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chầy), từ đó hơi xịch ra phía ngoài 1 ít là huyệt.

Dưới lõm ngoài xương bánh chè (Độc Tỵ) 3 thốn.

thoái hóa khớp khối 04

d. Day ấn huyệt ủy trung: Dùng hai ngón giữa đồng thời day ấn huyệt ủy trung hai bên chân trong 1 phút.

* Vị trí: Ngay giữa lằn chỉ ngang nếp nhượng chân.

thoái hóa khớp khối 06

e. Day ấn huyệt thừa sơn: Dùng hai ngón giữa đồng thời day ấn huyệt thừa sơn hai bên chân mỗi bên khoảng 1 phút.

* Vị trí: Ở giữa đường nối huyệt Uỷ Trung và gót chân, dưới Uỷ Trung 8 thốn, ngay chỗ lõm giữa 2 khe cơ sinh đôi ngoài và trong.

thoái hóa khớp khối 07

Bước 6: Sau khi xoa bóp, bấm huyệt xong ở lần 2 vào buổi tối, ta đắp hỗn hợp thảo dược tươi vào 2 đầu gối

Dùng lá ngãi cứu; thân, lá, rễ lá lốp; và gừng tươi xào với rượu. Thảo dược còn nóng khoảng 35 độ ta đắp vào 2 đầu gối trong vòng 20 đến 30 phút, nhớ ủ nóng 2 đầu gối bằng khăn bông.

Bước 7: Sau khi đắp thuốc, ta có thể ngâm chân thảo dược để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối và dưỡng sinh đối với người già

Xem chi tiết thông tin về bước 7 -> nhấp vào: :”Thảo dược ngâm chân và tắm dưỡng sinh

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *